Biến tần cho Máy thổi bao bì, Máy ó keo

Trong các máy móc ngành nhựa hiện nay ( Máy thổi bao bì nhựa PE, PP,HD…) công nghệ Biến tần (Inverter) được ứng dụng khá rộng rãi nhờ những ưu điểm: Có khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ, khả năng khởi động và dừng mềm, bảo vệ động cơ và hệ thống tải.

Tính năng Biến tần chuyên dùng cho máy thổi Delta VFD-CP2000:
– Công suất thiết kế: 0.75kW – 400kW
– Tần số ngõ vào: 50/60 HZ
– Tần số sóng mang: 15kHz, giảm ồn khi vận hành.
– Điện áp: 220/ 380VAC
– Điều khiển V/f, Vector, Tự động dò tìm tham số động cơ
– Tần số điều chỉnh: 0-400Hz max 600Hz
– Tích hợp bộ hãm DC, Bộ lọc RFI Filter, Bộ lập trình thông minh PLC Delta 10000 steps, xử lý thời gian thực
– Công nghệ mạch in tiên tiến, được phủ lớp bảo vệ chống ăn mòn và lão hóa mạch do môi trường.
– Thiết kế dạng Module dễ bảo dưỡng và thay thế linh kiện.
– Tích hơp Bộ hãm thắng Braking Unit cho dải công suất lên đến 40hp.
– Màn hình LCD hiển thị 3 tham số cùng lúc, có thể lập trình cho 4 phím chức năng giống màn hình TextPanel.
– Kết nối truyền thông mạnh mẽ: CAN Open, Modbus, Profi-Bus, Device Net…
– Ngõ vào: Analog, Digital
– Ngõ ra: Analog, Relay

Sơ đồ đấu nối:

Biến tần Delta VFD-CP2000 hiện đã được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế máy móc ngành nhựa, bao bì nhựa, máy thổi, máy ó keo…với tính năng mạnh mẽ, giá cạnh tranh và chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu CE…

Xem thêm:>>> Bien tan Delta

Hoặc liên hệ BQT Bientan365 để được tư vấn.

Biến tần cho cẩu trục

Giới thiệu giải pháp Lắp biến tần cho Cẩu trục, Cổng trục sử dụng VFD-C2000 của Delta

Thực trạng các hệ thống cẩu trục, cổng trục trong thực tế:

 

– Hiện nay, các hệ thống cẩu trục, cần cẩu và cổng trục được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực xây dựng, cầu cảng biển, thang máy vận chuyển người và hàng hóa, công nghiệp xi mạ, sản xuất bê tông…nhưng giải pháp lắp biến tần cho hệ thống điều khiển hầu như chưa được quan tâm.

 

– Điều khiển hệ thống  cẩu trục gồm 2 phần chính: phần điều khiển nâng hạ và điều khiển di chuyển dầm cẩu.

 

– Cơ cấu nâng hạ vật và nâng hạ cần , hai cơ cấu này hoạt động tương đối giống nhau có đặc tính tải giống nhau. Tải nâng hạ là một loại tải thế năng có yêu cầu mômen khởi động lớn và tức thì. Các móc nâng-hạ sử dụng các bộ nghịch lưu với những tham số chuyên biệt cho ứng dụng nâng hạ.

 

– Di chuyển dầm cẩu được thực hiện bởi 02 motor kéo hệ thống bánh lái đặt dưới chân dầm cẩu. Công suất 2 motor tùy thuộc vào khối lượng của dầm cẩu. Hai motor này sử dụng nguồn điện chung và run/stop đồng thời thông qua hệ thống nút bấm trên remote điều khiển. 

 

Nhược điểm của hệ thống cẩu trục, cổng trục truyền thống

 

– Khi  motor được cấp nguồn trực tiếp từ lưới điện 3pha/380VAC và đồng thời, dẫn đến Dầm cẩu sẽ bị vặn xoắn, gây nguy hiểm cho công nhân vận hành.Làm giảm tuổi thọ phần cơ khí của dầm cẩu.

 

– Năng lượng điện tiêu hao nhiều do dòng điện khi khởi động cao hơn dòng điện làm việc định mức.Gây sụt áp lưới khi khởi động, ảnh hưởng đến chất lượng mạng điện toàn hệ thống.Dầm cẩu sẽ bị rung lắc khi motor dừng và khởi động, điều này làm giảm tuổi thọ của hệ thống bánh răng và bạc đạn.

 

Một số lợi ích thiết thực khi lắp biến tần:

            Lợi ích về mặt vận hành hệ thống

Biến tần với tác dụng như một khởi động mềm, khi motor khởi động, dòng điện khởi động của motor giảm xuống và bằng dòng điện làm việc định mức, nên ít ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh.

 

Chất lượng mạng điện ổn định

 

 – Giảm tổn hao nhiệt trên dây dẫn

 

 – Khắc phục hiện tượng sụt áp trên lưới điện.

 – Quá trình khởi động và dừng tải êm, tiếng ồn giảm, tăng tuổi thọ của motor

 

 – Tăng tuổi thọ các mối hàn trên dầm cẩu và các phụ kiện cơ khí như bánh răng, bạc đạn…

 

  – An toàn hơn cho công nhân vận hành cẩu khi dầm cẩu không còn bị rung nữa.

 

 –  Biến tần sẽ báo lỗi và ngắt nguồn 2 motor khi một trong hai motor bị sự cố. Tăng tính an toàn hơn cho hệ thống.

 

  – Điều khiển cơ cấu nâng hạ đa cấp tốc độ: ứng dụng trong công nghiệp xi mạ…

Lợi ích về mặt kinh tế:  Năng lượng điện được tiết kiệm,Giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng

Đặc tính kỹ thuật Biến tần VFD-C2000 chuyên dùng cho cẩu trục, cổng trục

Thiết kế theo phương pháp điều khiển cao cấp nhất hiện nay: Field Oriented Control (FOC).

 

Các phương pháp điều khiển: VF, VF+PG, SVC, FOC+PG.

 

Chế độ điều khiển đóng mở thắng bằng tần số và dòng điện (đặc biệt chuyên dụng cho cẩu trục )

Chức năng điều khiển: Tốc độ, Lực căng (Moment/ Torque control), Vị trí..

 

Moment khởi động: trên 200% ở 0.5Hz.

 

Khả năng chịu quá tải 170% trong 60s.

– Tần số ngõ ra lớn nhất:

 

           +Tải thường: 0.01- 600 Hz.

 

           +Tải nặng:    0.00- 300 Hz.

Biến tần Delta VFD C2000 thiết kế cho cả motor đồng bộ và không đồng bộ.

 

Tính năng điều khiển đồng bộ vị trí.

Tích hợp PLC 10K, giao thức truyền thông CANopen và Modbus, ngoài ra có thể tùy chọn các giao thức khác : Profibus- DP, Device Net, Modbus, TCP và Ethenet/IP…

 

– Đầy đủ tính năng bảo vệ: phát hiện dòng, bảo vệ quá tải, ngăn cản quá áp/ quá dòng, bảo vệ ngắn mạch, reset khi có sự cố, chức năng tự động dò tìm tốc độ  và bảo vệ quá nhiệt cho động cơ bằng PTC.

 

 – Với 3 khe gắn Card mở rộng : Encoder, I/O, Truyền thông.

 

 – Tích hợp bộ hãm thắng lên đến 40Hp.

 

–  Bàn phím LCD có thể tháo rới và chống thấm nước (IP56), khả năng làm việc trong môi trường 50 độ C

 

– Tuổi thọ sản phẩm cao.

 

– Dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.

– Tăng cường tính năng bảo vệ, đáp ứng tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Hãy liên hệ với Ban quản trị WEBSITES Bientan365 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Biến tần cho máy Dệt, máy kéo sợi

Biến tần chuyên dùng cho máy móc ngành dệt, sợi chống bụi bẩn, Biến tần siêu bền, tản nhiệt tự nhiên không cần Quạt.

Thực trạng các thiết bị trong ngành dệt, sợi:
Máy móc ngành dệt, sợi là dạng máy móc khi hoạt động phát sinh rất  nhiều bụi bẩn, bông sợi khô. Những vật thể có hại này sẽ bám vào phần tản nhiệt ( Quạt ) của Biến tần, lâu ngày làm Quạt quay chậm lại, kẹt, gió không lưu thông và ảnh hưởng lớn đến khả năng làm mát gây hư hỏng và giảm tuổi thọ thiết bị.

Giải pháp lắp biến tần Delta VFD-BxxxP Series, đế tản nhiệt bằng hợp kim nhôm cực lớn, không sử dụng Quạt.

Đế hợp kim nhôm tản nhiệt tự nhiên cực kỳ hiệu quả:

Thông số kỹ thuật Biến tần VFD B-P:
– Công suất từ 5.5kW – 15kW, 3 phase 380VAC
– Điều khiển PID có hồi tiếp và điều khiển PG ( Encoder) có hồi tiếp.
– 16 bước điều khiển tốc độ, 15 bước xử lý tín hiệu.
– Thiết kế siêu biền, chuyên dùng tải nặng: Điều khiển V/f + Vector
– Quá tải: 150% dòng định mức
– Ngõ vào: Analog, Digital
– Ngõ ra: Analog, relay
– Bảo vệ: Full tính năng bảo vệ

– Tản nhiệt lớn với cách lắp đặt xuyên tủ giúp biến tần giải nhiệt tốt, tránh báo lỗi quá nhiệt trong quá trình vận hành (với cách lắp Quạt bên hông tủ)

Bảo hành: 12 tháng trên toàn quốc, lắp đặt và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.

Màn hình HMI kết nối với Biến tần | MH Cảm ứng HMI điều khiển Biến tần

Kết nối HMI và Biến tần Delta | truyền thông màn hình và Biến tần Delta | Màn hình HMi điều khiển Biến tần

Màn hình HMi kết nối Biến tần

Màn hình HMI Delta

In a near future we are going to post several communication examples between Delta HMI touch pannels and the different Delta devices.
Today we start on one of the most demanded:
Delta HMI with Delta Inverter.

The example is programmed with Screen Editor 2.00.20

Protocol used:
7,N,2 (Modbus, ASCII), 9600 bps

Network configuration:
HMI Address: 0 (master)
VFD Address: 1 (Slave)

VFD Configuration:
2.00 = 3 (frequency source RS485 communication)
2.01 = 3 (Operation command source RS485 communication)
9.00 = 1 (Station Address)
9.01 = 1 (9600 bps)
9.04 = 0 (7,N,2, Modbus, ASCII)

Download HMI-VFD Comunication Example
click left button and select “save target as…”

If you find any problem with it, don’t hesitate to leave a comment

Biến tần kết nối với PLC như thế nào | Kết nối Biến tần và PLC qua cổng RS485

Biến tần kết nối với PLC qua cổng truyền thông RS485 | Kết nối Biến tần và PLC | Inverter connect to PLC RS485 | Communication Inverter to PLC RS485 | Cách kết nối biến tần với PLC qua cổng truyền thông RS485 chuẩn Modbus

Ket noi Bien tan va PLC

Truyền thông Biến tần và PLC

>>> Inverter communication with PLC – English Ver

Bài viết này tôi xin trình bày phương pháp kết nối PLC Delta và Biến tần Delta qua cổng RS485, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

1. Cấu hình phần cứng

Hai chân giữa của chân RJ45 ( Rj11: là jack điện thoại bàn ) sẽ là chân cộng và chân trừ.

PLC ket noi voi Bien tan

Biến tần kết nối với PLC Qua RS485

2. Giao thức truyền thông
Hãy lưu ý các giao thức này để tránh nhầm lẫn trong những trường hợp sau này.
Trong VD này, tôi sử dụng giao thức:   7, N, 2, 38400, ASCII

3. Cấu hình lại Biến tần.
Một thông tin rất quan trọng: Để biến tần nhận được tín hiệu điều khiển từ PLC thì cần phải khai báo thông số truyền thông PLC và Biến tần sao cho khớp. Mỗi biến tần có một cách khai báo và nằm trong các thông số khác nhau.

Ở đây,tôi sử dụng biến tần VFD-E của Delta. Nếu dùng loại Biến tần khác, vui lòng kiểm tra lại các thông số cài đặt.

Bạn cần phải cài các thông số sau:

02.00 = 3: Source of First Master Frequency Command
3: RS-485 (RJ-45) communication

02.01 = 3 : Source of First Operation Command
3: RS-485 (RJ-45) communication. Keypad STOP/RESET enabled.

09.00 = 2: Communication Address
Tôi lấy là 2

09.01 = 3: Transmission Speed
3: Baud rate 38400bps (max speed for some inverters)

9.04 = 0 : Communication Protocol
0: 7,N,2 (Modbus, ASCII)

4.  PLC Software ( Send).
Để truyền dữ liệu bằng cổng RS485  của PLC, Tôi dùng lệnh MODWR (API 101) và cờ M1122 để kích hoạt lệnh truyền thông.

 Giải thích câu lệnh:
MODWR S1 S2 N
S1 = Device Address of the slave (= 2 như ta đã làm ở bước 3, 4 và 5)
S2 = Data Address of the slave (H2001 dùng để thay đổi tần số)
N = Data to be written (just 1 word)

Bạn có thể cấu hình dựa vào các bước trên hoặc trong tài liệu:
Cài đặt địa chỉ cho Biến tần VFD-E.

5. PLC Software ( Read).
Giống bước 4.
Nhưng lần này tôi sử dụng hai thanh ghi dữ liệu D1050 to D1055, nơi lưu dũ liệu nhận được.

Ý nghĩa lệnh MODRD:
MODWR S1 S2 N
S1 = Device Address of the slave (= 2 như ta đã làm ở bước 3, 4 và 5)
S2 = Data Address of the slave (H2001 dùng để thay đổi tần số)
N = Data to be read (3 words)

Tải File ví dụ ở đường dẫn sau:  Read-Write to Inverter.rar

PLC – Inverter Comunication via RS485| PLC Communication Inverter via RS485

PLC – Inverter Comunication | PLC Communication Inverter | RS485

Another communication post.

This time I’ll give you the tools to control some Delta Inverter with Delta PLC trough RS-485.
I’ll made this tutorial step by step, starting as always from the hardware.

1. Hardware
The pinout in this case is really simple, the middle pins of the RJ11 (or RJ45) are the positive and negative of the RS485 communication. So I recommend to buy some RJ01 from Delta inverter range, or some telephone wiring, cut one side and use the flying leads to connect to the PLC.

PLC communication Inverter

PLC communication Inverter

2. Decide the protocol to be used.
And remember to write the protocol in a paper avoids future problems!
In this case I’m going to use the next (7, N, 2, 38400, ASCII)

3. Configuration of the Inverter.
The important think on this step is get ready the inverter to receive orders from RS485 interface, so depending the inverter the values are going to be different. In this example I use VFD-E.
Check the parameters If you are going to use another inverter.

2.00 = 3
Source of First Master Frequency Command
3: RS-485 (RJ-45) communication

2.01 = 3
Source of First Operation Command
3: RS-485 (RJ-45) communication. Keypad STOP/RESET enabled.

9.00 = 2
Communication Address
in my example 2

9.01 = 3
Transmission Speed
3: Baud rate 38400bps (max speed for some inverters)

9.04 = 0
Communication Protocol
0: 7,N,2 (Modbus, ASCII)

4. PLC Software (send).
To send some frame trough the PLC RS485 port, we’re going to use the instruction MODWR (API 101) and the special mark M1122 to trigger the communication.

The MODWR has the next composition:
MODWR S1 S2 N
S1 = Device Address of the slave (2 as we configure on steps 3, 4 and 5)
S2 = Data Address of the slave (H2001 to change frequency)
N = Data to be written (just 1 word)

You can found the inverter slave data address on the inverter manual or in following file
Inverter Data Address for VFD-E.

5. PLC Software (read).
To read some frame trough PLC RS485 port, for example the Frequency Output. We’re going to use the instruction MODRD (API 100) and again the special mark M1122 to trigger the communication.
But this time, we will use the special registers D1050 to D1055, where we could found the data received.

The MODRD has the next composition:
MODWR S1 S2 N
S1 = Device Address of the slave (2 as we configure on steps 3, 4 and 5)
S2 = Data Address of the slave (H2102 to read output frequency)
N = Data to be read (3 words)

You can download the PLC program examples on the next link.
Read-Write to Inverter.rar

Sửa biến tần máy nén khí | Cài đặt Biến tần Máy nén khí

Sửa chữa Biến tần Máy nén khí| Linh kiện Biến tần| Sửa và Cài đặt Biến tần sử dụng cho máy nén khí | Chuyên lập trinh biến tần điều khiển máy nén khí.

Sua bien tan may nen khi

Sua bien tan may nen khi

Chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa Biến tần cho Máy nén khí. Vui lòng liên hệ Ban Quản trị để được tư vấn thêm.

Trong bài này, tôi xin phép được trình bày Nguyên lý của việc tiết kiệm điện năng trong các hệ thống Máy nén khí hiện nay.

I. Đặt Vấn Đề
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng và áp suất khí. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng và áp suất. Nếu lưu lượng đủ nhưng áp không đủ–> Hiệu quả không cao. Nếu áp đủ, lưu lượng không đủ đáp ứng thì hệ thống vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về khả năng khai thác thiết bị.

Biến tần cho máy nén khí

Sơ đồ nguyên lý máy nén khí trục vít

II. CHẾ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN VÀ VẬN HÀNH

1. Chế độ Load/Unload:

Chế độ này cơ bản được hiểu như sau:
– Khi hệ thống sản xuất sd khí nén làm giảm áp trên đường ống, Động cơ đang hoạt động ở chế độ Không tải, tất cả van cửa vào ĐÓNG và khí không được nạp vào bình chứa.Sensor áp suất báo P < Pmin (đã cài đặt từ trước) là giới hạn áp suất nhỏ nhất cho phép, Bộ điều khiển xuất tín hiệu cho MỞ Van cửa vào và khí tiếp tục được nạp đến khi đủ áp suất giới hạn Pmax thì Đóng van cửa vào. Áp suất lúc này không tăng nữa. Động cơ vẫn chạy ở tốc độ định mức với f=50/60Hz.

Công suất động cơ trong các máy nén khí thường được chọn = Công suất sử dụng lớn nhất và thường là Dư tải. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống thường là Contactor KĐ SAO-TAM GIÁC. Như vậy ta có thể ngầm hiểu là Nhà sản xuất không thể cho Động cơ dừng ở chế độ Unload vì thường là thời gian này tương đối nhỏ trong khi khoảng thời gian để động cơ khởi động xong lại lớn hơn. Thêm nữa nếu cứ cho Động cơ khởi động/dừng như vậy thì tuổi thọ Động cơ sẽ suy giảm đáng kể, Các thiết bị khởi động bị cháy hoặc hư tiếp điểm và gây ra hiện tượng sụt áp trên lưới.

Chế độ Load/Unload thường xuyên là nguyên nhân thay đổi áp suất trong toàn bộ đường ống, và áp suất làm việc không ổn định sẽ giảm tuổi thọ của máy nén khí. Mặc dù đã có một vài điều chỉnh cho máy nén khí (chẳng hạn như điều chỉnh van, điều chỉnh tải) ngay cả trong trường hợp lưu lượng ít, lượng điện tiêu thụ giảm xuống cũng không đáng kể do motor quay liên tục.

Đề xuất: Sử dụng thiết bị Điều khiển để cho tần số chạy Unload < tần số định mức ( VD: bằng 25Hz). Lý do :Công suất tiêu thụ của động cơ tỷ lệ bậc 3 với tốc độ quay P~n^3, khi tốc độ giảm 20%, công suất tiêu thụ chỉ còn khoảng 65-70% so với lúc đầy tải.

2. Chế độ điều khiển tốc độ quay motor
Điều chỉnh lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén khí, trong khi vẫn giữ cho van mở không thay đổi (thường là duy trì mở tối đa). Khi tốc độ quay của máy nén khí thay đổi, các đặc tính khác cũng thay đổi cùng với hệ thống nén khí, trong khi lực cản đường ống không đổi.

Nguyên lý điều khiển tốc độ cơ bản nhất và phổ biến nhất hiện nay là V/f. Tốc độ động cơ được điều khiển thông qua bộ Biến tần: AC-DC-AC để đạt được tần số mong muốn. Khi đó áp suất khí cần tăng thêm trên đường ống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ quay của động cơ và các Van cửa vào luôn ở trạng thái mở tối đa.

Ta có công thức như sau:

Q1 / Q2 = n1 / n2
H1 / H2 = (n1 / n2)2
P1 / P2 = (n1 / n2)^3

Ở đây:
Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
H: là áp suất của hệ thống đường ống
P: công suất tiêu thụ của motor
n: tốc độ quay của máy nén khí

Vậy ở công thức số 3 (P~n^3): nếu ta giảm tốc độ quay của Động cơ đi 20% thì điện năng tiết kiệm có thể lên tới 40% ( đã trừ tổn hao).

Ở chế độ này, ta có hai PP để điều khiển, Chi tiết về Ưu/ Nhược điểm từng pp có thể coi ở bài viết trước của tôi tại ĐÂY

2.1  Phương pháp PID

Sử dụng Bộ điều khiển PID có tích hợp sẵn trong Biến tần và Tín hiệu phản hồi cho BĐK lấy từ Cảm biến Áp suất đưa trực tiếp về NGõ vào Analog của Biến tần (VD: Tín hiệu 0-10VDC)

Biến tần cho máy nén khí

Điều khiển PID sd Biến tần

Bộ điều khiển sé dựa vào áp suất thực tế từ cảm biến đưa về và so sánh với áp suất đặt để tăng/ giảm tốc độ động cơ.

2.2 Phương pháp đa cấp tốc độ, sd tín hiệu Load/Unload từ Solenoid.

Khi tín hiệu Load ON: Biến tần cho động cơ chạy ở tốc độ n1 = tốc độ định mức

Khi tín hiệu Unload ON: Biến tần cho động cơ chạy ở tốc độ n2 = tốc độ thấp hơn định mức khoảng 50%

Biến tần máy nén khí

Phương pháp chạy 2 cấp tốc độ

Ở cả hai phương pháp trên, phần trăm tiết kiệm điện năng phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian và mức độ sử dụng tại nhà máy nhưng thông thường nằm trong khoảng 25-45%.

Hơn nữa Biến tần còn có một số chức năng bảo vệ, và giảm tối đa dòng KĐ so với Bộ KĐ Sao-Tam giác thông thường.

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Khảo sát hiện trạng và tư vấn  tại nhà máy ( miễn phí )

2. Lên phương án, bản vẽ, thuyết minh kỹ thuật, chứng minh khả năng tiết kiệm ( miễn phí)

3. Báo chi phí và kế hoạch thực hiện ( miễn phí )

4. Ký hợp đồng cung cấp Dịch vụ

5. Triển khai dự án

6. Kiểm nghiệm thực tế tính khả thi ( miễn phí)

7. Nghiệm thu, bàn giao ( miễn phí)

8. Bảo trì, bảo dưỡng thường niên ( miễn phí trong 12 tháng)

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những dịch vụ chu đáo nhất.